Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
02113.863.416
khoahoahoc@hpu2.edu.vn

Các nhóm nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên khoa Hóa học HPU2

Hoạt động nghiên cứu khoa học đã và đang được quan tâm và đẩy mạnh trong cán bộ, giảng viên và sinh viên khoa Hóa học trường ĐHSP Hà Nội 2. Dưới đây giới thiệu một số nhóm nghiên cứu khoa học của khoa Hóa học, hãy liên hệ để cộng tác cùng chúng tôi trong lĩnh vực nghiên cứu mà bạn quan tâm!!!

 
Nhóm nghiên cứu: N4O (nanomaterials for optoelectronics)

☎️ ☎️ ☎️ Liên tục tuyển thành viên cho những thách thức mới. Liên hệ: 0962.938.394

Phụ trách nhóm nghiên cứu: PGS.TS. Mai Xuân Dũng

Giới thiệu

N4O (nanomaterials for optoelectronics) là Nhóm nghiên cứu tập trung tổng hợp, đặc trưng và ứng dụng vật liệu nano trong lĩnh vực quang điện tử. Điện tử (electron) là hạt cơ bản, hiểu biết về sự phân bố của nó trong một vật chất nhất định và sự dịch chuyển của điện tử dưới tác động của các yếu tố bên ngoài (ánh sáng, nhiệt, điện trường, từ trường, tác nhân hóa học….) là yếu tố quyết định để ứng dụng vật chất đó.

Mô hình chấm lượng tử carbon và các ứng dụng tiềm năng của nó

Trong các loại vật liệu nano, chấm lượng tử (quantum dots: QDs) được xem là nguyên tử nhân tạo, có các mức năng lượng rời rạc tương tự như các mức năng lượng của orbital trong nguyên tử. Khi hấp thụ photon, electron ở trạng thái liên kết sẽ bị kích thích lên trạng thái phản liên kết; tạo thành cặp electron – orbital trống. Electron kích thích và orbital trống dễ dàng tham gia vào các phản ứng hóa học hoặc tái hợp kèm theo phát xạ ánh sáng. Do đó, QDs có thể được ứng dụng làm chất xúc tác quang, cảm biến huỳnh quang, vật liệu chuyển đổi ánh sáng trong đèn LED hoặc chất phát xạ trong OLED, vật liệu chuyển hóa quang – điện trong pin mặt trời hay cảm biến quang học…

Mục tiêu hoạt động của nhóm

N4O là nơi để cán bộ, giảng viên, sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học thực hiện các chủ đề, đề tài nghiên cứu phù hợp với năng lực của từng thành viên dưới sự hướng dẫn, định hướng khoa học của Trưởng nhóm. Qua các hoạt động nghiên cứu, thảo luận, seminar, hội thảo, liên kết và chuyển giao kết quả nghiên cứu các thành viên có cơ hội để phát triển những kỹ năng, năng lực cần thiết cho tự học, tự nghiên cứu trong tương lai.

Thành viên nhóm nghiên cứu

N4O được dẫn dắt bởi PGS.TS. Mai Xuân Dũng. Google scholar: https://scholar.google.com/citations?user=qGu_6G0AAAAJ&hl=en

N4O được thành lập năm 2015 và đã có nhiều sinh viên của Khoa Hóa học, từ K38 trở lại đây tham gia. Xem thêm tại: https://www.facebook.com/groups/793018517463701

https://www.facebook.com/groups/929057260597476

Hướng nghiên cứu chính

  1. Tổng hợp chấm lượng tử carbon;
  2. Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc với tính chất quang, độc tính, hoạt tính của chấm lượng tử carbon;
  3. Nghiên cứu chế tạo composite, chất rắn sử dụng chấm lượng tử carbon;
  4. Nghiên cứu chế tạo linh kiện quang – điện tử sử dụng chấm lượng tử carbon.

Một số thành tựu đã đạt được

  • Đã và đang thực hiện 02 đề tài KHCN cấp Bộ trở lên;
  • Đã và đang thực hiện 04 đề tài KHCN cấp Trường trở lên;
  • Đã thực hiện 02 đề tài NCKH sinh viên;
  • 9 sinh viên tốt nghiệp đi du học tại Nga, Hàn Quốc;
  • 28 bài báo khoa học (từ 2017 đến nay)

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0167577X2200622X#f0025

Tham gia N4O, liên kết N4O

         Sinh viên ở mọi lứa tuổi, yêu thích nghiên cứu khoa học, thich làm việc nhóm đều có thể đăng ký phỏng vấn để tham gia vào N4O.

         N4O luôn chào đón, sẵn sáng hợp tác với cá nhân/đơn vị có quan tâm tới chấm lượng tử, vật liệu carbon, quang – điện tử….ở bất kỳ giai đoạn nào. 

 

 

Nhóm nghiên cứu: CÔNG NGHỆ DẠY HỌC

 

☎️ ☎️ ☎️ Liên hệ: 037.467.0499

Phụ trách nhóm nghiên cứu: TS. Nguyễn Văn Đại

Mục tiêu: Tập trung nghiên cứu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, sinh viên.

Một số nghiên cứu cụ thể hiện nay:

Bài tập thực tiễn hóa học; truyện, truyện tranh và phim hoạt hình có nội dung thực tiễn; dạy học dự án; mô hình blended learning, phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Hợp tác nghiên cứu:

  • ThS Nguyễn Thị Tâm, THPT Đông Tiền Hải, tỉnh Thái Bình;
  • GV Hà Thị Tuyết, THPT Vân Cốc, Hà Nội;
  • GV Trịnh Hà Phương, THPT Ba Vì, Hà Nội;
  • ThS Nguyễn Thị Mỹ Hòa, THPT Nguyễn Trãi, Hải Phòng;
  • ThS Lê Thị Phượng, THPT KonTum, KonTum;
  • ThS Vũ Thị Phương, THPT Thực hành Cao Nguyên, Đắk Lắc;
  • ThS Hoàng Thị Minh Ngọc, THPT Yên Dũng số 2, Bắc Giang.

Một số kết quả:

  • Giải nhất Giải thưởng sinh viên Nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2021;
  • 01 đề tài khoa học của sinh viên được nghiệm thu đạt loại Tốt;
  • 02 đề tài cơ sở và ưu tiên thực hiện cấp cơ sở tại trường ĐHSP Hà Nội 2 đã nghiệm thu đạt loại Tốt;
  • Nhiều bài báo khoa học trên các Tạp chí uy tín.

 

 

 

 





Bài viết khác

Hội thảo khoa học sinh viên khoa Hóa học, năm học 2022 - 2023

Hội thảo khoa học sinh viên khoa Hóa học, năm học 2022 - 2023

Vào 9h00 ngày 19 tháng 5 năm 2023 tại Hội trường 14/8 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, khoa Hoá học đã tổ chức

20/05/2023

Hội thảo Khoa học “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh”

Hội thảo Khoa học “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh”

Thực hiện Kế hoạch công tác năm học 2022 - 2023, ngày 29 tháng 12 năm 2022, khoa Hóa học đã tổ chức thành công Hội thảo

04/01/2023

Khoa Hóa học tổ chức thành công Hội thảo khoa học cán bộ tháng 12/2022

Khoa Hóa học tổ chức thành công Hội thảo khoa học cán bộ tháng 12/2022

Thực hiện Kế hoạch công tác năm học 2022 - 2023, vào ngày 29 tháng 11 năm 2022, khoa Hóa học đã tổ chức thành công Hội thảo

04/12/2022